PHÒNG GDĐT NHA TRANG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
TRƯỜNG MN HỒNG BÀNG
|
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: 254 /KH-MNHB Tân Lập, ngày 21 tháng 10 năm 2019
KẾ HOẠCH
Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi cấp trường
Năm học: 2019 - 2020
Căn cứ Thông tư số 49/2011/TT-BGDĐT ngày 20/7/2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non;
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2019-2020 của Trường mầm non Hồng Bàng, nay nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi, Cấp dưỡng giỏi năm học 2019-2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm tuyển chọn, công nhận và suy tôn những giáo viên, cấp dưỡng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi cấp trường;
Tạo điều kiện cho giáo viên mầm non, cấp dưỡng trong trường có cơ hội giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm có giá trị về lý thuyết và thực tế trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng, đồ chơi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, cũng như chế biến các món ăn phù hợp với khẩu vị của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ;
Góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua trong trường học, khuyến khích động viên, tạo cơ hội để giáo viên, cấp dưỡng tự học và sáng tạo. Qua Hội thi nhằm phát hiện những giáo viên, điển hình để tuyên dương, nhân rộng, xét chọn danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi”, “Cấp dưỡng giỏi” năm học 2019-2020 của Trường mầm non Hồng Bàng.
Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, nhân viên cấp dưỡng từ đó nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cấp dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.
2.Yêu cầu
Đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, khoa học, có tác dụng, khuyến khích giáo viên, cấp dưỡng học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc- giáo dục trẻ.
Hội thi được tổ chức theo các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ được qui định trong Chương trình giáo dục mầm non, bám sát yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thực hành về nuôi dưỡng (chế biến món ăn), chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và các văn bản chỉ đạo của ngành.
II. NỘI DUNG VÀ THỂ THỨC HỘI THI
Nội dung thi: Gồm 2 phần
1. Phần1: Thi năng lực qua phần trắc nghiệm và tự luận
1.1. Đối với giáo viên: Trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu hỏi tự luận hiểu biết về chương trình giáo dục mầm non và các văn bản của Bộ Giáo dục hoặc Liên Bộ về giáo dục mầm non ( có phụ lục đính kèm)
1.2. Đối với cấp dưỡng: Kiểm tra năng lực hiểu biết kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, về một số điều có liên quan đến nhân viên cấp dưỡng trong Điều lệ trường mầm non…
Tính định lượng khẩu phần ăn trong một ngày hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế theo thực đơn mà ban giám khảo chuẩn bị.
* Thời gian thi: 60 phút.
* Địa điểm: Hội trường
* Hình thức: Trắc nghiệm và tự luận
2. Phần 2 - Thi thực hành
2.1. Đối với giáo viên
Nội dung: Giáo viên thực hành tổ chức 1 hoạt động giáo dục do Ban tổ chức xác định bằng hình thức bốc thăm đề thi theo nội dung giáo dục trong Chương trình giáo dục mầm non. Các lĩnh vực quy định cho các hoạt động dự thi của các độ tuổi là:
Độ tuổi nhà trẻ ( 4 lĩnh vực): phát triển thể chất; phát triển nhận thức; phát triển ngôn ngữ;; phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội và thẩm mĩ.
Độ tuổi mẫu giáo (5 lĩnh vực): phát triển thể chất; phát triển nhận thức; Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ; phát triển thẩm mỹ; phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội.
- Hình thức thi: Giáo viên bốc thăm đề thi theo lĩnh vực và chủ đề dự thi do Ban tổ chức xác định trước ngày thi thực hành 1 tuần để chuẩn bị, theo lịch cụ thể.
- Thời gian tổ chức một hoạt động ở các nhóm, lớp với mỗi độ tuổi quy định cụ thể như sau:
Độ tuổi
|
Thời gian qui định
|
Số trẻ thực hiện
|
18-24 tháng
|
10-12 phút
|
8 trẻ
|
25-36 tháng
|
10-15 phút
|
12 trẻ
|
3-4 tuổi
|
20-25 phút
|
20 trẻ
|
4-5 tuổi
|
25-30 phút
|
24 trẻ
|
5-6 tuổi
|
30-35 phút
|
24 trẻ
|
2.2. Đối với cấp dưỡng
- Nội dung: Chế biến một món ăn thay cơm buổi chiều.
Mỗi cấp dưỡng sẽ nấu một món ăn thay cơm ( tự chọn) cho 40 cháu
Thời gian thi: Bắt đầu từ 13h00 đến 14h20 ( tính từ lúc sơ chế thực phẩm đến khi ra thành phẩm). Nếu quá thời gian quy định từ phút thứ 10 thì sẽ bị trừ điểm.
2. Địa điểm thi
Tổ chức tại trường
+ Phần một: Thi năng lực tập trung tại hội trường.
+ Phần hai: Giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục tại các phòng nhóm/ lớp;
Cấp dưỡng tổ chức nấu ăn tại bếp ăn của trường.
3. Thời gian diễn ra hội thi
Dự kiến lịch thi như sau:
Ngày thực hiện
|
Buổi
|
Công việc thực hiện
|
Địa điểm
|
21/10/2019
|
|
Triển khai nội dung thi lý thuyết cho giáo viên và cấp dưỡng
|
Xem trên mail của trường
|
28/10/2019
|
Sáng
|
Giáo viên bốc thăm đề thi thực hành
|
Phòng Hội trường
|
01/11/2019
|
Chiều
|
Thi năng lực
|
Phòng Hội trường
|
04-05/11/2019
|
Trưa
|
Cấp dưỡng thi thực hành
|
Tại bếp ăn của trường
|
Từ ngày 07/11-13/11/2019
|
Sáng
|
Thi thực hành (3-4 tiết)
|
Tại nhóm lớp của giáo viên dự thi
|
14/11/2019
|
Sáng
|
Nghe góp ý tiết dạy
|
Phòng Hội trường
|
18/11/2019
|
Sáng
|
Tổng hợp kết quả dự thi
|
Phòng Hiệu trưởng
|
III. ĐÁNH GIÁ CÁC NỘI DUNG THI VÀ KẾT QUẢ CỦA GIÁO VIÊN DỰ THI
1. Đánh giá các nội dung thi
- Bài kiểm tra năng lực được đánh giá theo theo thang điểm 20, theo hướng dẫn chấm thi của Ban ra đề thi. Bài thi do 02 giám khảo chấm độc lập;
- Bài thi thực hành được đánh giá theo thang điểm 20, theo phiếu đánh giá hoạt động hiện hành trong các cơ sở giáo dục mầm non. Mỗi bài thi thực hành được 03 giám khảo chấm độc lập.
2. Đánh giá kết quả của thí sinh dự thi
Điểm kết luận của mỗi nội dung thi là trung bình cộng điểm của các giám khảo. Trong trường hợp không đạt được sự thống nhất giữa các giám khảo thì Trưởng ban Hội thi xem xét quyết định.
Giáo viên, cấp dưỡng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi cấp cơ sở, được cấp giấy chứng nhận phải đạt các yêu cầu sau:
a) Bài kiểm tra năng lực đạt từ 16 điểm trở lên;
b) Bài thi thực hành đạt loại giỏi trở lên theo thang điểm đánh giá.
Xem xét và khen thưởng giáo viên, cấp dưỡng đạt kết quả xuất sắc cần có những yêu cầu sau:
- Bài kiểm tra năng lực phải đạt từ 18 điểm trở lên
- Bài thi thực hành phải đạt loại xuất sắc.
- Các trường hợp còn lại không được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Nhà trường
Căn cứ Thông tư số 49/2011/TT-BGDĐT ngày 26/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để ban hành Kế hoạch tổ chức và Nội quy Hội thi; thành lập Ban ra đề thi, Ban Giám khảo chấm bài kiểm tra năng lực, chấm các bài thi thực hành;
- Lập danh sách giáo viên, cấp dưỡng đăng ký dự thi.
- Tổ chức khai mạc và tổng kết Hội thi.
- Thí sinh dự thi
- 1.Đối với giáo viên dự thi
Điều kiện dự thi của giáo viên: Đồ dùng, đồ chơi (có bản thuyết minh kèm theo) hoặc sáng kiến được nhà trường xác nhận và được xếp loại B trở lên.
Chuẩn bị 03 tập kế hoạch cho Ban giám khảo chấm thi. Kế hoạch được trình bày theo mẫu quy định, thể hiện rõ tên hoạt động, chủ điểm, lĩnh vực phát triển, độ tuổi, thời gian, địa điểm, các hoạt động của cô và trẻ, các câu hỏi trả lời, các câu xử lý tình huống phù hợp đối tượng, thể hiện việc soạn phù hợp theo từng đối tượng...
Chuẩn bị đủ các điều kiện, thiết bị và phương tiện đầy đủ và sắp xếp hợp lý cho bài thi thực hành.
2.2. Đối với cấp dưỡng
Tự chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ sơ chế, chế biến… sắp đặt, trang trí, trưng bày các món ăn. Các vật liệu, thực phẩm do nhà trường cung cấp không được phép làm sạch trước.
Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi của trường mầm non Hồng Bàng năm học 2019-2020. Chuyên môn triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch, lịch trình quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo về cho Hiệu trưởng để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- P.Hiệu trưởng;
- Tổ trưởng NT-MG-CD
- Lưu VT
|
HIỆU TRƯỞNG
( Đã ký)
Võ Thị Thúy
|
|
|
|