III
|
Kết quả đạt được trên trẻ theo các lĩnh vực phát triển
|
*Mục tiêu: nhằm giúp trẻ từ 18 - đến 36 tháng tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội - thẩm mỹ.
1. Phát triển thể chất
+ 100% trẻ khoẻ mạnh thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ. Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, cách cầm thìa, chén, lau miệng sau khi ăn, nhặt cơm rơi vãi bỏ vào đĩa,...
+ 96.7 % Thực hiện một số công việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ: Làm được một số việc với sự hướng dẫn của người lớn; Biết chấp nhận đội mũ, mang giầy dép, mặc quần áo ấm khi trời lạnh.
+ 100% Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn: tránh nơi nguy hiểm (bếp, lan can, cầu thang, ổ điện, bàn ủi, ao hồ…) tránh các hành động nguy hiểm (không cho vật lạ vào mũi, tai, miệng…)
Ban đầu thể hiện được một số tố chất nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể.
+ Tự tin, thích ứng được với môi trường mới.
2. Phát triển nhận thức
+ Tư duy tốt
+ 90% trẻ thích khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan.
+ 90% thể hiện sự hiểu biết về các sự vật hiện tượng gần gũi bằng cử chỉ, biết sử dụng lời nói và hồn nhiên trong giao tiếp.
3. Phát triển ngôn ngữ
+ 91,7% trẻ hiểu được yêu cầu, lời nói đơn giản. Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu, Biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
4. Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ
+ 90% trẻ có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với người thân.
+ 90% trẻ biết biểu lộ sự nhận thức về bản thân.
+ 100% trẻ nhận biết biểu lộ với con người và sự vật gần gũi.
+ 90% trẻ thực hiện hành vi xã hội đơn giản.
+ 90% trẻ thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc, xếp hình, xâu, xem tranh, vẽ nặn.
|
* Mục tiêu: nhằm giúp trẻ mẫu giáo phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm , kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở Tiểu học.
1. Phát triển thể chất
+ 100% trẻ khoẻ mạnh tăng cân đều có khả năng phối hợp các cơ quan vận động đúng tư thế, vững vàng và biết định hướng đúng không gian.
+ 100% trẻ nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ năng lượng và đủ chất. Gọi đúng tên các món ăn và các dạng chế biến đơn giản.
+ 100% trẻ biết rửa tay khi bẩn, tự rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, lau mặt, thay quần áo khi bị ướt, bẩn.
+ 100% trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết giật nước sạch
+ 100% trẻ biết sử dụng bát thìa đúng cách, tự phục vụ và ăn uống thành thạo.
+ 100% trẻ có một số hành vi tốt và thói quen trong ăn uống, thói quen trong vệ sinh, phòng bệnh.
+ 100% trẻ biết và nhận biết tránh những nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở, nhận biết các dụng cụ nguy hiểm dể gây thương tích và gọi người giúp đỡ khi cần thiết. Nhận biết được các nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh.
- Tự tin, tự lập, thích ứng với môi trường mới
2. Phát triển nhận thức
- Khám phá khoa học
+ Tư duy tốt
+ 100% hứng thú tham gia khám phá, tìm tòi.
+ 92,9% biết nhận xét và mô tả những đặc điểm nổi bật của các đối tượng.
+ 90,6% giải quyết được các vấn đề đơn giản.
+ 96,5% trẻ nhận biết được các bộ phận cơ thể các đồ vật, động thực vật, các hiện tượng thiên nhiên.
- Khái niệm sơ đẳng về toán
+ 96,5% trẻ biết tập hợp số lượng số thứ tự và đếm- xếp tương ứng.
+ 95,3% so sánh, sắp xếp theo các quy tắc đơn giản.
+ 100% trẻ MG 5-6 tuổi biết đo lường.
+ 100% biết và nhận dạng các hình, khối dạng cơ bản.
+ 92,9% trẻ định hướng được trong không gian
+ 92,4% định hướng được thời gian
+ 100% trẻ nhận biết bản thân, gia đình, trường lớp mầm non cộng đồng.
+ 92,4 % trẻ nhận biết một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương.
+ 95,3% trẻ nhận biết một số lễ hội và danh lam thắng cảnh tại địa phương và đất nước.
3. Phát triển ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ mạch lạc
+ 100% trẻ nghe hiểu lời nói.
+ 95,3% trẻ sử dụng đúng từ ngữ, câu trong cuộc sống hằng ngày.
+ 100% trẻ thích làm quen với việc xem sách.
+ 100% trẻ MG 5-6t được làm quen với việc đọc – viết. nhận dạng được 29 chữ trong bảng chữ cái
+ 100% trẻ nhận biết các ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, cấm lửa, cấm hút thuốc lá, cấm vào nơi nguy hiểm…)
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
+ 100% trẻ thể hiện ý thức được bản thân
+ 97,1% trẻ thể hiện sự tự tin, tự lực trong các hoạt động.
+ 97,1% trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người SVHT xung quanh.
+ 97,1% trẻ có hành vi và quy tắc ứng xử xã hội.
+ 100% trẻ quan tâm đến môi trường mà trẻ đang hoạt động.
5. Phát triển thẫm mỹ
- 100% trẻ có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.
- 95,3% trẻ có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.
- 95,3% trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp.
|
IV
|
Các hoạt động hỗ trợ chăm sóc giáo dục trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non
|
1.Thực hiện đúng và đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục và công tác phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan.
2. Đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường:
- Công tác nuôi dưỡng: đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui trình bếp 1 chiều. Có chế độ ăn riêng theo từng độ tuổi Nhà trẻ và Mẫu giáo
- Chăm sóc - giáo dục: Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp thoáng mát. Mỗi phòng, nhóm đều có phòng học phòng ăn, phòng vệ sinh phù hợp với trẻ đủ diện tích cho trẻ hoạt động. Trẻ được chăm sóc theo chế độ sinh hoạt 1 ngày.
3. Đa dạng nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ đạt được mục tiêu lứa tuổi theo Chương trình giáo dục nhà trường:
-100% CBGVNV tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm".
-100% CBGVNV Xây dựng nhà trường có môi trường hoạt động thân thiện, an toàn cho trẻ .
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý năng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: lễ hội, Hội thi, tham quan dã ngoại, ... đạt hiệu quả.
4. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
|